Bệnh rò hậu môn là bệnh gì có nguy hiểm không?
Rò hậu môn (hay bệnh mạch lươn) là một bệnh tại vùng hậu môn trực tràng phổ biến chỉ đứng sau bệnh trĩ. Bệnh tuy không gây nguy hiểm chết người nhưng lại gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt làm giảm năng suất lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Rò hậu môn là gì?
Rò hậu môn là tình trạng khi có một rãnh nhỏ ở giữa phần cuối ruột và phần da gần hậu môn. Hậu môn vốn là nơi đào thải phân ra khỏi co thể. Bên trong hậu môn có rất nhiều tuyến nhỏ (tuyến bã) nằm rải rác. Khi các tuyến bã này bị tắc do áp xe hoặc một khoang sâu bị nhiễm trùng. Đường rò hậu môn là một đường hầm nằm dưới da, thông từ ổ áp xe tới tuyến bã bị nhiễm khuẩn. Đường rò hậu môn có thể xuất hiện cùng với áp xe hoặc không và có thể thông với da vùng mông (vùng da xung quanh hậu môn). Khoảng 50% những áp xe có thể phát triển thành rò.
Một số bệnh khác như bệnh Crohn, xạ trị sau mổ ung thư, chấn thương vùng hậu môn, ung thư hậu môn - trực tràng cũng có thể gây ra bệnh rò hậu môn. Mặc dù rò hậu môn có thể gây ra các triệu chứng không thoải mái như khó chịu, kích ứng da... nhưng đây không phải là một tình trạng phức tạp. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để xử lý.
Đối tượng của bệnh rò hậu môn: Rò hậu môn có khả năng xuất hiện ở nhiều đối tượng. Tuy nhiên hay bị nhất là độ tuổi 30-50, nam giới bị ảnh hưởng nhiều hơn nữ giới (tỷ lệ bị rò hậu môn nhiều hơn gấp 4 lần).
Xem ngay: Khám sản phụ khoa - những điều bạn cần biết từ A - Z
Phân loại rò hậu môn
Bệnh rò hậu môn được phân thành nhiều dạng khác nhau tùy vào vị trí rò và tình trạng bệnh:
- Rò hoàn toàn: lỗ trong và lỗ bên cạnh thông với nhau.
- Rò không hoàn toàn: đường rò chỉ có một lỗ (còn gọi là rò chột).
- Rò phức tạp: đường rò ngoằn ngoèo phổ biến ngõ ngách, phổ biến lỗ thông ra ngoài da (còn gọi là rò móng ngựa).
- Rò đơn giản: đường rò thẳng ít ngõ ngách.
- Rò trong cơ thắt: dạng rò nông là hậu quả từ áp xe dưới da cạnh hậu môn. Dạng này điều trị thường cho kết quả tốt, ít tái phát.
- Rò qua cơ thắt: đường rò đi qua cơ thắt và là hậu quả của áp xe vùng hố ngồi trực tràng.
- Rò ngoài cơ thắt: là hậu quả của áp xe vùng chậu hông trực tràng.
Nguyên nhân gây ra rò hậu môn?
Áp xe hậu môn thường là nguyên nhân chính (chiếm tới 50%) dẫn đến rò hậu môn. Rò hậu môn có thể xảy ra nếu áp xe không lành sau khi mủ được dẫn lưu. Các nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ra bệnh bao gồm:
- Bệnh Crohn: Là tình trạng hệ thống tiêu hóa bị viêm kéo dài
- Viêm túi thừa: Nhiễm trùng các túi nhỏ có thể dính vào bên cạnh ruột già (đại tràng) khiến các đường rò xuất hiện
- Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ: Tình trạng viêm da vùng gần hậu lâu dài gây áp xe và sẹo, có xu hướng tạo đường rò hậu môn.
- Nhiễm trùng lao hoặc HIV: Vi trùng lao gây hương tổn và hoại tử bã đậu vùng mô bị tổn thương và tạo áp xe vùng hâu môn.
Biến chứng của phẫu thuật gần hậu môn như phẫu thuật búi trĩ, cắt tầng sinh môn sau khi sinh mổ.
Ngoài các nguyên nhân trên, rò hậu môn còn có thể do mắc táo bón lâu ngày, rặn mạnh khi đi đại tiện làm cho hậu môn bị rách và dễ bị rò.
Triệu chứng thường gặp của bệnh rò hậu môn
Mụn mủ quanh hậu môn: Sự xuất hiện của mụn mủ xung quanh hậu môn là dấu hiệu đặc trưng của rò hậu môn. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu thì lượng mủ xuất hiện không nhiều, nhưng nếu không được điều trị sớm các vết loét sẽ vỡ ra kèm theo dịch màu vàng, có mùi hôi nồng, xuất hiện các lớp vảy quanh lỗ rò hậu môn, tái đi tái lại nhiều lần. Khiến cho người bệnh cảm giác đau đớn và khó chịu trong đời sống sinh hoạt.
- Đau rát: Đây là một trong những triệu chứng lâm sàng của bệnh rò hậu môn thường bị bệnh nhân nhầm lẫn với bệnh áp xe hậu môn. Sau 2-3 ngày, sẽ bắt đầu có dấu hiệu sốt, kèm theo các cơn đau bất chợt ở ngay lỗ tầng sinh môn, cảm giác đau rát ngay vùng hậu môn và khó chịu ở rìa hậu môn.
- Ngứa ngáy: Đôi khi người bệnh thấy ngứa hay xì hơi qua lỗ rò, thăm khám tại chỗ thấy cứng chắc, ấn vào đau, khám hậu môn có thể thấy lỗ rò trong khi xuất hiện các mụn mủ ở xung quanh lỗ hậu môn. Kèm với đó là tình trạng ngứa ngáy và cảm giác ẩm ướt gây bất tiện trong sinh hoạt cho người bệnh.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nên đến gặp bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:
- Áp xe hậu môn tái phát
- Xung quanh hậu môn đau và sưng
- Đau khi đi đại tiện
- Chảy máu hậu môn
- Thoát dịch hôi hay máu (mủ) từ chỗ mở xung quanh hậu môn. Cơn đau có thể giảm sau khi mủ tự thoát lưu.
- Kích ứng da xung quanh hậu môn do thoát lưu liên tục
- Sốt, ớn lạnh và cảm giác mệt mỏi toàn thân (tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác).
Cơ địa mỗi người là khác nhau, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu thấy có những dấu hiệu kể trên để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Cách điều trị bệnh rò hậu môn hiệu quả?
Phẫu thuật là cách điều trị duy nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên phẫu thuật cũng có thể có những biến chứng và đôi khi đòi hỏi phải phẫu thuật nhiều thì, nhiều lần mới xử lý được dứt điểm bệnh. Phẫu thuật để điều trị rò hậu môn phải được thực hiện bởi các bác sỹ chuyên khoa về hậu môn trực tràng.
Phẫu thuật có thể thực hiện cùng lúc với việc mổ mở, dẫn lưu áp xe cạnh hậu môn. Cần lưu ý vì có những trường hợp đường rò chỉ xuất hiện sau vài tuần đến vài tháng sau khi áp xe đựơc dẫn lưu. Những bệnh nhân rò hậu môn đơn giản thường được mổ bằng phương pháp “mổ mở đường rò”. Phương pháp này được thực hiện bằng cách kết nối lỗ trong (ở trong ống hậu môn với lỗ ngoài của đường rò, rồi mở ngỏ toàn bộ đường rò này, vết thương được để hở (không khâu lại) và sẽ được liền từ trong ra ngoài. Phẫu thuật này thường đòi hỏi phải mở một phần cơ thắt hậu môn, có thể ảnh hưởng đến khả năng tự chủ hậu môn của bệnh nhân.
Để bệnh khỏi và không tái phát phải thì phẫu thuật phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Phải tìm được lỗ rò trong.
- Phải lấy hết tổ chức xơ, phá hết các ngóc ngách.
- Không được làm tổn thương cơ thắt vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tự chủ hậu môn.
- Chọn phương pháp mổ phù hợp.
- Chăm sóc sau mổ phải đảm bảo liền từ phía trong liền ra, từ dưới liền lên.
Rò hậu môn là bệnh lý vùng hậu môn trực tràng phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ, tuy nhiên lại ít được chú ý. Nhiều người lúc đầu chỉ mắc bệnh ở mức độ nhẹ nhưng do không biết mình bị rò hậu môn nên bệnh tiềm tàng, rồi không được điều trị kịp thời làm cho bệnh tiến triển gây khó khăn cho việc điều trị dứt điểm kể cả là với phương pháp phẫu thuật.