Làm thế nào để biết kinh nguyệt của bạn không đều

Chu kỳ kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu cụ thể về sức khỏe vùng kín của nữ giới. Bởi thế, hiểu cách bắt đầu và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em nhanh chóng phát hiện được những vấn đề sức khỏe mà mình đang gặp phải. 

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt đơn giản là ghi lại thời gian bắt đầu, kết thúc của một kỳ kinh. Từ đó, chị em sẽ biết được khoảng thời gian bị trễ kinh, thời gian rụng trứng hoặc một số bất thường khác có thể xuất hiện.

Xem thêm: Địa chỉ 8 phòng khám phụ khoa tốt có bác sĩ nữ tại Hà Nội

CHU KỲ KINH NGUYỆT LÀ GÌ?

Chu kỳ kinh nguyệt là một chuỗi những thay đổi về mặt sinh lý lặp đi lặp lại hàng tháng ở cơ thể nữ giới và là dấu hiệu cho thấy chị em đã đủ khả năng mang thai. Vì thế, kinh nguyệt không đều có thai không là thắc mắc mà chị em luôn tò mò muốn biết.

Theo đó mỗi tháng, buồng trứng sẽ giải phóng một trứng và quá tình này khiến cho nội tiết tố nữ bị thay đổi. Trứng rụng nếu gặp tinh trùng sẽ được thụ tinh, tạo thành hợp tử và phát triển trong tử cung. Nếu không được thụ tinh, niêm mạc tử cung bong ra, được đào thải ra khỏi cơ thể cùng với trứng. Quá trình này được gọi là chu kỳ kinh nguyệt.

Kinh nguyệt như thế nào là bình thường

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên khi thấy kinh cho tới ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo và quãng thời gian này ở mỗi phụ nữ là khác nhau. Theo đó, mỗi chu kỳ có thể cách nhau từ 21 đến 35 ngày và ngày hành kinh kéo dài từ 2 tới 7 ngày. Thông thường khi mới có kinh, chu kỳ kinh dài khá phổ biến nhưng nó sẽ có xu hướng ngắn đi và đều đặn hơn khi chị em trưởng thành

Thực tế, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, ổn định là điều nữ giới nào cũng mong muốn. Nhưng kinh nguyệt không đều vẫn là điều xảy ra phổ biến. Theo đó, chu kỳ có thể dài hơn hoặc ngắn đi và đương nhiên, các biểu hiện như đau bụng, cơ thể mệt mỏi…vẫn sẽ xuất hiện trong suốt những ngày đó.

Kinh nguyệt là “sản phẩm” do sự hoạt động của nội tiết tố nữ. Vì thế nên việc sử dụng sử dụng một số loại biện pháp tránh thai nhất định như thuốc tránh thai chu kỳ kéo dài và dụng cụ tử cung (DCTC) sẽ làm chu kỳ kinh bị thay đổi. Sự thay đổi này cũng diễn ra khi nữ giới tới thời kỳ mãn kinh.

Lúc này, chị em nên tìm tới bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết, cũng như tìm ra những biện pháp để giúp “nguyệt san” ổn định hơn. Và nếu kinh nguyệt đang không đều, hãy mô tả chi tiết những biểu hiện kèm theo ngay TẠI ĐÂY!

tư vấn viêm lộ tuyển cổ tử cung

Làm thế nào để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt?

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt thực ra rất đơn giản, chị em có thể bắt đầu bằng việc ghi lại ngày đầu tiên có kinh và ngày kết thúc trên lịch. Việc làm này cần lặp lại ở những tháng tiếp theo. Bên cạnh đó, chị em cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thời gian hành kinh kéo dài bao nhiêu ngày? Dài hay hơn ngắn hơn những lần trước đó?
  • Lượng máu kinh như thế nào so với những kỳ kinh trước? Có xuất hiện tình trạng máu đông hay kinh nguyệt vón cục hay không?
  • Có tình trạng chảy máu bất thường giữa kỳ kinh không?
  • Các biểu hiện khi hành kinh như thế nào? Các cơn đau bụng có trầm trọng hơn bình thường hay không? Có xuất hiện tình trạng bất thường nào không?
Xem thêm: Khám phụ khoa từ A - Z - miễn phí 100K chi phí khám ban đầu

ĐIỀU GÌ KHIẾN CHO CHU KỲ KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU?

Sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Mang thai hoặc cho con bú

Một khoảng thời gian trễ kinh có thể là một dấu hiệu sớm của thai kỳ. Bên cạnh đó, cho con bú cũng là nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt trở lại chậm hơn sau khi mang thai.

Rối loạn ăn uống, giảm cân đột ngột hoặc tập thể dục quá mức

Rối loạn ăn uống, giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn hay do tập thể dục quá mắc cũng là yếu tố khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Buồng trứng đa nang bắt nguồn từ việc nội tiết tố bị rối loạn sẽ làm xuất hiện các nang trứng nhỏ. Điều này sẽ khiến cho kinh nguyệt của chị em có những thay đổi bất thường như có kinh thưa, vô kinh hoặc xuất hiện các rối loạn có liên quan khác.

tư vấn viêm lộ tuyển cổ tử cung

Suy buồng trứng sớm

Suy buồng trứng sớm liên quan đến việc mất chức năng buồng trứng bình thường trước tuổi 40. Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm - còn được gọi là suy buồng trứng nguyên phát - có thể khiến cho chu kỳ kinh không đều trong nhiều năm.

Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Bệnh lý nhiễm trùng cơ quan sinh sản này của nữ giới có thể làm máu kinh xuất hiện bất thường. Cùng với đó là các triệu chứng khác như đau vùng bụng dưới, đau khi tiểu tiện và khi quan hệ.

U xơ tử cung

U xơ tử cung là sự xuất hiện của khối u nhưng không có chứa tế bào ung thư trong tử cung. Chúng có thể gây ra kinh nguyệt nặng và kinh nguyệt kéo dài.

Biện pháp ngăn ngừa kinh nguyệt không đều

Đối với một số phụ nữ, sử dụng thuốc tránh thai có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, chú ý nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý cũng sẽ giúp tình hình được cải thiện hơn. 

Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt bất thường do bệnh lý thì những cách này lại không mang tới nhiều hiệu quả. Vì thế, chị em nên tìm gặp bác sĩ tại các cơ sở y tế chuyên khoa trong những trường hợp sau:

  • Chu kỳ bỗng nhiên dừng lại hơn 90 ngày và chị em không có thai
  • Chu kỳ kinh thay đổi thất thường dù trước đó ổn định.
  • Thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày.
  • Chị em bị chảy máu nhiều hơn bình thường hoặc ngâm qua nhiều hơn một miếng hoặc tampon mỗi giờ.
  • Chu kỳ kinh cách nhau dưới 21 ngày hoặc hơn 35 ngày
  • Chảy máu ngoài kỳ kinh.
  • Các cơn đau bụng trở nên dữ dội hơn.
  • Bị sốt và cảm thấy ốm sau khi sử dụng tampon.

Nếu đang có một trong những triệu chứng trên, đừng hoang mang lo lắng mà hãy trò chuyện cũng các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu TẠI ĐÂY!

Tóm lại, chị em hãy nhớ rằng, theo dõi chu kỳ kinh nguyệt là cách đơn giản nhất để giúp phát hiện những bất thường đang xảy ra tại vùng kín. Vì thế, hãy lưu lại cho mình những kiến thức cơ bản nhất về “nguyệt san” trong bài viết trên nhé!

 Xem thêm: 10 mẹo chữa đau vùng kín khi có kinh nguyệt